Home » Tin tức đồ đồng
Những lưu ý khi treo tranh mã đáo thành công
10:13 |CẤM KỊ TRONG VIỆC TREO TRANH THÊU MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG
Ngày xưa, ngựa được coi là tài sản quý giá nhất trong gia đình. Dù đi đánh giặc, đưa tin hay buôn bán thì ngựa là phương tiện tiện lợi và nhanh nhất. Những con ngựa khỏe mạnh nhất trong đàn sẽ có giá rất đắt và thường được các nhà giàu tranh nhau mua về.Để đánh giá về một con ngựa tốt, ngoài vẻ ngoài tuấn mã thì quan trọng nhất là khả năng phi nước đại “truy phong” có nghĩa là phi nhanh cùng cơn gió.
Ngựa mang một hình dáng rất đẹp và oai hùng, chúng từ xưa đã đi cùng con người, đi vào thơ ca nhạc hoạ như là một người bạn thân thiết của con người. Cũng vì vậy mà tranh thêu Ngựa mã đáo thành công rất được ưa chuộng.
Mỗi bức tranh ngựa bằng đồng đều có ý nghĩa khách nhau nhưng dòng tranh đồng đã gắn với chữ MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG thì chủ ý nói đến sự MAY MẮN QUAY TRỞ VỀ. Tranh đồng MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG thường được treo phòng khách hoặc phòng làm việc với hướng đầu ngựa quay vào trong. Số con ngựa cũng thường là số chẵn và tránh số lẻ như số 5 (rơi vào ngũ mã phanh thây, không tốt).
Có người cũng cho rằng ngựa thì phải chạy ra đường nên hướng ngựa chạy ra cửa, nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng ngựa mang tài lộc về, về báo tin tốt lành may mắn thì nên đón vào nhà vào phòng không nên đi ra.
TRANH ĐỒNG BÁT MÃ THÀNH CÔNG này thích hợp với những người sinh vào mùa thu đông. Đặc biệt tranh bát mã thành công sẽ hợp nhất với người tuổi rồng vì Long – Mã tương phối. Vậy nên gia chủ tuổi Thìn sẽ thăng tiến trong sự nghiệp, thành công nối tiếp thành công, cao quý hơn người khi treo tranh thêu tay truyền thống Bát mã truy phong…
ĐẶC BIỆT CẤM KỊ NÊN TRÁNH TRONG VIỆC CHỌN VÀ TREO TRANH MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG:
Gia chủ tuổi Tỵ nếu treo tranh Ngựa sẽ gặp nhiều điều xung, tai bay vạ gió, thậm chí là sát thân.
Thêm nữa, nếu treo tranh Ngựa ở phương Nam tranh MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG sẽ phạm vào “Hỏa thiêu thiên môn”, người trong gia đình sẽ dễ gặp những điều không may như đau đầu, chóng mặt, dễ ho. Hơn nữa, con cái không hiếu thuận, thường xảy ra tranh chấp với cha mẹ. Đây là một tác dụng ngược cần tránh chứ không phải tranh phong thuỷ nào cũng tốt với tất cả và sẽ có người hợp người kị, người có tác dụng tốt người không có tác dụng.
Đặc biệt, nếu gia chủ cầm tinh con trâu và chuột, không hợp với ngựa thì không nên treo tranh Mã đáo thành công
Xem thêm : Vì sao thiềm thừ không được quay đầu ra ngoài
Vì sao cóc tài lộc đại kỵ đầu hướng ra ngoài
10:01 |Vì sao cóc tài lộc đại kỵ đầu hướng ra ngoài
Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là một trong những vật phẩm phong thủy chiêu tài tốt nhất mang lại điềm lành về tài lộc cho gia chủ.1. Phân biệt thế nào để biết Cóc Tài Lộc?
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ.
Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành về tài lộc.
2. Truyền thuyết xuất xứ:Theo truyền thuyết của người Hoa
Cóc vàng phong thủy vốn là yêu tinh, được tiên ông Lưu Hải thu phục, theo tiên ông Lưu Hải để tu hành nên không làm hại nhân gian như trước, mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để nhả tiền giúp đỡ mọi người, để thể hiện sự phục thiện, sự cải tà quy chánh với tiên ông Lưu Hải.
Cóc vàng phong thủy thường ngậm đồng tiền cổ trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc vào nhà. Người Hoa từ xưa tới nay đều tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, dưới ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập. Như vậy cóc biểu tượng linh thiêng trong phong thủy về tài lộc và yên lành.
Do đó, mọi người hay dùng đón Cóc tài lộc để chiêu tài, chuyển hung hóa cát trong phong thủy nhà cửa, hoặc để tặng cho bà con bạn bè thân hữu khi có dịp hỷ sự.
Nếu có dịp đi mua sắm ở khu vực chợ lớn sài gòn, bạn sẽ thấy rất nhiều gia đình người HOA, chưng hình tượng của thiềm thừ tại hai bên cửa ra vào, bàn thờ thổ thần, thần tài, hay nhiều nơi khác trong nhà để chiêu tài khí tạo may mắn trong việc kinh doanh cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe.
3. Ý nghĩa về phong thuỷ:
Trong phong thủy Cóc ba chân là biểu tượng rất may mắn vì nó có thể đem lại tài lộc cho gia chủ. Hình ảnh cóc ba chân ngậm tiền xu trong miệng tượng trưng cho việc cóc rước tài lộc vào nhà và được gọi là thiềm thừ.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có một mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.
4. Đại kỵ khi đặt thiềm thừ quay đầu ra ngoài:
Người Việt chúng ta hay trưng bày Cóc vàng phong thủy trên trang thờ Thổ Địa, Thần Tài miệng ngậm đồng tiền cổ quay ra ngoài, tối cho quay đầu vào trong nhà. Với lý luận là ban ngày quay đầu ra ngoài để đi kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong nhà để đem tài lộc vào nhà.
Thực ra những con vật linh thiêng trong phong thủy, nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của người dân xứ sở này. Vì vậy chúng ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng các linh vật phong thủy linh thiêng này vào phong thủy nhà cửa sao cho có hiệu quả tác dụng nhất và tránh phản tác dụng.
Trong đó việc an vị Cóc vàng phong thủy ở vị trí nào trong nhà cho có hiệu quả, thì chúng ta đã biết như ở trên, cách tốt nhất là tại hai góc của cửa chính trong phòng khách và đầu của Cóc vàng phong thủy ngậm tiền cổ luôn quay vào trong nhà, như thể Cóc vàng phong thủy đang nhảy vào nhà để mang của cải tài lộc vào nhà cho gia chủ.
Tương tự như vậy chúng ta đặt Cóc vàng phong thủy ở cửa hàng, ở công ty nhưng phải nhớ đầu của Cóc vàng phong thủy ngậm tiền quay vào phía trong cửa hàng hoặc công ty. Cũng có thể đặt Cóc vàng phong thủy bên dưới gầm bàn, gầm ghế hoặc trong tủ nhưng đầu Cóc vàng phong thủy phải quay vào trong. Đại kỵ quay đầu ra ngoài vì gia chủ sẽ hao tổn tài lộc, như vậy, Cóc vàng phong thủy thay vì mang tài lộc vào trong nhà cho gia chủ, thì ngược lại mang tài lộc của gia chủ tiêu tan hết ra ngoài.
Nếu chúng ta không làm theo cách truyền thống như người Hoa, thì ít ra ta đặt Cóc vàng phong thủy tại hai góc trước của trang thờ Thổ Địa – Thần Tài cũng được, nhưng chú ý là đồng tiền của hai Cóc vàng phong thủy này phải quay vào phía trong trang thờ Thổ Địa – Thần Tài. Điều này còn thể hiện Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo của gia chủ, Thần tài là vị thần của cải tài lộc, chiêu tài tác lộc cho gia chủ, còn được Cóc vàng phong thủy tác động thêm là mang tài lộc vào trong nhà cho gia chủ nữa, như vậy là hợp lý và có thể chấp nhận được.
5. kiêng kỵ khi bài trí hình tượng cóc tài lộc:
Bạn cũng không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt ở những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi, tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà. Ngoài ra, cũng không nên bài trí cóc ba chân trong phòng ngủ.
Bạn có thể bài trí cóc ba chân ở nhiều nơi trong nhà. Tuy nhiên, vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là góc đối diện chéo với cửa chính. Khi bài trí, nên chú ý để cóc ở tư thế hướng vào trong nhà. Bạn cũng có thể đặt cóc ở phía dưới gầm bàn hoặc trong tủ…
Theo Huyền Không Phi Tinh, hiện chúng ta đang sống ở Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát Bạch (hành Thổ) từ năm 2004 – đến năm 2023 (chu kỳ 20 năm), vì vậy chất liệu tạo nên Cóc vàng phong thủy bằng đá là tốt nhất, vì đá thuộc hành Thổ, ở trong Vận 8 được “Tương Vượng” , nhưng phải là đá thiên nhiên chứ không phải là bột đá, lý do là đá thiên nhiên đã hấp thụ nắng mưa, nóng lạnh, ngày đêm, đã hấp thụ linh khí của trời đất qua hàng triệu năm kể từ khi đá xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, như vậy khi tạo thiềm thừ phong thủy, thì hình tượng sẽ mang nhiều linh khí tích tụ, thì linh vật sẽ linh thiêng hơn.
Bột đá là đá đã được nghiền nát và trộn với các hợp chất đặc biệt, và cho vào khuôn đúc, để sản xuất theo công nghệ thay vì thủ công, vì như vậy hàng loạt hình tượng sẽ giống nhau, rất đẹp và sản xuất ra hàng loạt nhiều hơn và giá thành rẻ hơn kiểu sản xuất thủ công nhưng linh khí của Cóc vàng phong thủy bột đá này sẽ rất ít, vì đá thiên nhiên đã bị nghiền nát, đã phá vỡ linh khí tích tụ qua hàng triệu năm, chỉ còn lại ít linh khí mà thôi.
Cóc vàng phong thủy được đúc bằng đồng, thuộc hành Kim, trong Hạ Nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ) này thì được “tương sinh” , vì Thổ sinh Kim. Cũng giống như Cóc vàng phong thủy bột đá, linh khí của Cóc vàng phong thủy bằng đồng không đầy đủ bằng linh khí của Cóc vàng phong thủy đá tự nhiên, vì đồng đã bị nung chảy cho vào khuôn đúc.
Hơn nữa khi đến Hạ Nguyên Vận 9 thuộc Cửu tử (hành Hỏa), từc từ năm 2024 – 2043 (chu kỳ 20 năm). Mà Hỏa thì khắc Kim, nên vật liệu bằng đồng (hành Kim) đến đầu Hạ Nguyên Vận 9, tức năm 2024 thì Thiềm Thừ bằng đồng người ta sẽ không sử dụng. Thay vào đó người ta sử dụng Cóc vàng phong thủy bằng đá thiên nhiên để có thời gian lâu dài, và ở Hạ Nguyên Vận 9 thì được “tương sinh” , vì Hỏa sinh Thổ. Và hơn nữa đá thiên nhiên thuộc hành Thổ, còn giữ trọn vẹn linh khí của Trời Đất qua hàng triệu năm, và được sử dụng cả vào Hạ Nguyên Vận 8 và Vận 9 (từ năm 2024 – đến 2043), được “tương vượng và tương sinh” rất phù hợp vì vậy việc sử dụng linh vật phong thủy bằng đá thiên nhiên là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm cóc ngậm tiền bằng đồng vui lòng liên hệ :
Mỹ Nghệ Đông Đô 668 Quang Trung – Hà Đông – HN
Điện thoại : 0433 511 175 – 0974 117 169 – 0976 727 896
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn
>> Những con vật mang lại tài lộc và may mắn
Ý nghĩa tranh đồng thuận buồm xuôi gió
08:21 |Ý nghĩa tranh đồng thuận buồm xuôi gió
Tranh Thuận buồm xuôi gió là những món quà rất ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi được tặng bức tranh” thuận buồm xuôi gió” – với ý nghĩa mọi việc đều thuận lợi, trôi chảy, xuôi chèo mát mái… cũng như những doanh nghiệp khi xâm nhập thị trường nước ngoài rất mong mọi điều đều thuận lợi, như con thuyền xuôi gió khi ra biển lớn.Tranh thuận buồm xuôi gió là bức tranh may mắn cho những ai sở hữu nó. Làm việc gì cũng tiện và buôn gì cũng thành công ! Tranh thích hợp để mừng tân gia Đại Kiết và Khai trương đại lợi & thành công !
Xuôi Chèo Thuận Gió
Thuyền trưởng giỏi biết nắng hòa gió thuận
Đưa thuyền đi khắp nẻo mịt mù xa
Giữa biển khơi cũng như ở bến nhà
Biết lèo lái thì xuôi chèo thuận gió
Dù sóng lớn hay là làn sóng nhỏ
Không đều tay tự tạo sóng phong ba
Đưa thuyền đi có khi gặp băng hà
Phải khôn khéo không thì thuyền chìm đắm
Phải mềm dẻo nương gió đi muôn dặm
Những tài công, những thủy thủ đều tay
Cùng chung vai sát cánh rất hăng say
Thuyền cập bến dù mưa giông gió bão
Hải bàn đó, mục tiêu, người chỉ đạo
Căng buồm lên đưa thuyền quí ra khơi
Như kình ngư vượt biển cả bão đời
Về đến đích, chân trời ta mơ ước…
Mỹ Nghệ Đông Đô
Địa chỉ : 668 Quang Trung , Hà Đông , Hà Nội
Điện thoại : 0433 511 175 - 0974 117 169
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn
Xem thêm : Ý nghĩa tháp văn xương
Ý nghĩa tháp văn xương trong phong thủy
08:13 |Ý nghĩa tháp văn xương trong phong thủy
Tháp Văn Xương có khả năng ngăn ngừa tà khí, sát khí và là biểu tượng của học hành đỗ đạt, trí tuệ và thăng tiến trên con đường công danh - sự nghiệp.Ngoài ra, Nó cũng rất phù hợp, hữu dụng cho những người muốn có phát triển về trí tuệ, công danh và sự nghiệp. Đặc biệt, cho những ai sắp trải qua những kỳ thi quan trọng.
Người Trung Quốc họ thường bày mô hình tháp ở vị trí Văn Xương trong nhà. Vì xa xưa theo quan niệm từ chùa tháp tượng trưng nhằm mang lại cho pháp lực vô biên và trí tuệ của nhà Phật nên tháp được bày trong nhà nó sẽ có tác dụng đem lại sự may mắn, bảo vệ và thuận lợi trong học hành, thi cử.
Tháp Văn Xương có thể được làm và chế tác từ đồng, đá, thạch anh, ngọc lục bảo hoặc pha lê…
Bạn nên đặt Tháp tại vị trí như bàn học, phòng học hoặc tủ sách trong nhà. Vì đây chính là những nơi dành cho các học giả, người đang học tập thi cử muốn tiến nhanh trên con đường học tập và nghiên cứu. Nếu gia đình đang có con hoặc cháu sắp tham dự một kỳ thi lớn như thi tốt nghiệp, đại học…, tốt nhất nên đặt Tháp Văn Xương trên bàn học nhằm để cầu may mắn Sao Văn Xương.
Bạn nên chú ý, không nên đặt Tháp Văn Xương tại phòng vệ sinh và bếp đun hoặc đặt các đồ vật không sạch sẽ, sẽ gây cho công việc học tập tốn nhiều công sức hơn nhưng không đạt được thành quả bao nhiêu. Nhưng khi bạn tìm ra một vị trí tốt rồi thì lại khong thể thay đổi các đồ vật tại vị trí nơi đó được, thì bạn cũng co thể dùng nó để làm cường cát khí cho vị trí Văn Xương.
Xem thêm : Những con vật đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
Những con vật mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
08:06 |Những con vật mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
Theo phong thủy , những con vật dưới đây khi bày trong nhà sẽ mang lại may mắn tài lộc cho gia đình bạn . Mong rằng với kiến thức của mình , chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một sự tư vấn đúng đắn để bạn có được một lựa chọn tốt nhất trước khi mua những con vật phong thủy
Con voi
Voi là con vật hay giúp đỡ con người, trong phật giới cũng có thờ thần đầu voi, truyền thuyết cho rằng voi được sinh ra từ các mảnh vụng tan ra của ngôi sao Dao quang. Vì thế voi được coi là con vật linh thiêng. Hơn nữa voi là con vật to lớn mạnh mẽ, nên bày voi trong nhà, thì vận nhà được bình ổn, người trong nhà làm ăn thuận lợi.
Với Voi Đồng hoặc đá thì tác dụng chính của nó là Hút Tài Lộc , nhất là nhà mà mở cửa , cửa sổ nhìn thấy ao , hồ , sông , biển thì càng có hiệu quả cao. Với voi bằng gồm sứ , thường được dùng để hóa giải các cấu trúc nặng nề như dầm nhà , xà nhà đè xuống. Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng hoặc đá cỡ vừa trong nhà thì “hút thủy”, đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Nếu đặt ở chỗ tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc.
Con ngựa
Ngựa là con vật rất trung thành, không những thế ngựa còn là hình ảnh của sự kiên nhẫn, sự bền bỉ, lâu dài, sự may mắn mang lại tài lộc. Ngựa phi nước đại trên còn được gọi là “Lộc Mã”, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.
Trong đầu tư kinh doanh thì nó mang lại lợi lộc lớn cho chủ nhân.Ngựa là con vật tượng cho sự đi xa , nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa , hoặc bôn ba đây đó. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa.
Nên đặt ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc hướng Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này để vượng tài. Bày trên bàn làm việc, bàn học,và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ đại cát. Không được đặt ngựa trong bếp , trong nhà tắm.
Nói chung với việc dùng ngựa, xin lưu ý mấy điểm sau: Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa. Nếu đặt nhiều con ngựa , thì 3 con ngựa bằng bột đá có tác dụng phát huy Thổ khí trong vận 8 nên còn có tác dụng bổ trợ phong thủy cho văn phòng. 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc , 8 ngựa phi nước đại trên còn được gọi là “Bát Mã”, tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, nó đem lại nguồn tài lộc rất lớn.
Nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài, khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn. Ngựa kéo củ cải. Biểu tượng cho của cải được mang về nhà,sự thắng lợi về tài lộc.Đặt ở phòng khách,bàn làm việc,đầu quay vô nhà.
Cóc 3 chân (Thiềm thừ)
Đây không phải là con cóc bình thường, nó có 3 chân, không giống với những con cóc bình thường có 4 chân, nó có thể nhả ra tiền. Thiềm thừ là con vật huyền thoại cóc vàng có 3 chân,nó là biểu tượng của Thần Tài,của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc.
Thiềm Thừ chuyên dùng trong Phong Thuỷ ở những khu vực tốt để tăng cường tài lộc,nó tượng trưng cho sự hoạnh phát tài lộc,giảm thiểu rủi ro,nó còn mang ý nghĩa bình an và hạnh phúc cho mọi người.Nên có thể dùng để biến hung thành cát trong Phong Thuỷ. Trong phong thủy, cóc là sinh vật được cho là mang lại điềm lành. Người Trung Quốc xưa tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn, thì gia đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập.
Cóc 3 chân được xem là biểu tượng rất may mắn. Nó thường ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà. Tuy nhiên, đừng để cóc đối diện với cửa chính,cửa sổ. Nếu không cóc 3 chân sẽ nhã tiền ra ngoài hết. Vị trí tốt nhất để đặt cóc 3 chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào bên trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác… Đây sẽ là món quà ý nghĩa để tặng người thân hoặc các đối tác, với mong muốn và lời chúc cho họ thành công, phát tài phát lộc. Và mọi người nên có cóc 3 chân ở trong nhà .
Rồng
Nếu trong nhà có trang trí tượng hình rồng sẽ mang đến nguồn sinh khí mạnh mẽ đến với gia đình. Rồng là con vật linh thiêng, đại diện cho sức mạnh và quyền uy của vũ trụ. Vì thế, nếu đặt tượng rồng hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia đình, giúp công việc thuận buồm xuôi gió.
Cá phong thủy
Biểu tượng của sự giàu sang, phú quý và may mắn. Theo thuật phong-thủy, cá là biểu tượng chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là cá chép, cá rồng và cá vàng (mắt lồi). Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc. Các vật-phẩm hình Cá-Phong-Thủy được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại nhà bạn.
Con trâu
Biểu tượng mang lại tài lộc dồi dào – Trâu vốn được coi là con vật mang nhiều đức tính như hiền lành, bền bỉ, mạnh mẽ nên nó là biểu tượng của sự an lành, no đủ. Trong sơ đồ Bát Quái, trâu là quẻ Khôn, chủ về đất đai (Thổ), tức là sự thịnh vượng, bền vững.Trâu bằng bột đá mạ vàng non mang Kim khí rất tốt cho tài lộc, có lợi cho các công việc kinh doanh, bất động sản hoặc đầu tư dài hạn. Ngoài ra, theo Blog Phong Thủy, trâu còn có thể dùng để chế hóa, trấn yểm các hung tinh như Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, biến hung thành cát.
Xem thêm : Tam thế phật là gì
Quá tặng chữ hiếu ngày giỗ tổ
08:21 |Người thành đạt, bậc cao niên tặng gì cho con cháu nhân ngày giỗ tổ ? Về dự giỗ tổ nên mua quà gì? Mua tranh chữ làm quà khi đi dự giỗ tổ
Giỗ tổ là một nét đẹp trong văn hóa người Việt, hàng năm các dòng họ tổ chức lễ giỗ tổ của dòng họ mình để mọi người trong gia tộc có dịp gặp mặt và cùng nhau ghi nhớ công ơn của cụ tổ, phát huy truyền thống đời đời của dòng họ. Về với giỗ tổ lần thứ 110 của chi họ Vũ Phúc - Giao Thiện năm nay, bác Lương ( Ba Đình - Hà Nội) có đem theo những suất quà tặng đặc biệt dành tặng cho các con cháu học hành thành đạt, những tấm gương con cháu hiếu thảo tiêu biểu của dòng họ mìnhChữ Hiếu dành tặng cho con cháu hiếu thảo ngày giỗ tổ |
Chữ Tâm dành tặng cho con cháu thành đạt ngày giỗ tổ |
Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
08:18 |Văn hóa người Việt trong cách phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thọ (khao thọ). Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
Ngày sinh của con người thường được quan
tâm rất nhiều. Trẻ em sinh ra có "lễ ba ngày", "lễ mười ngày", "lễ đầy
tháng", "lễ thôi nôi"...Đến tuổi trung niên những năm 36 tuổi, 49 tuổi
thì có lễ sinh nhật gọi là "Môn hạm tử" ( ngạch cửa). Đến ngày ấy người
nhà sẽ dùng vải đỏ để cho người ấy choàng ngang lưng hay may thành áo
lót để mặc, ý cầu chúc cho tai qua nạn khỏi.
Văn hóa người Việt vốn nặng đạo hiếu nên rất tôn trọng người cao tuổi ( Kính lão đắc thọ - kính già già để tuổi cho).
Bởi vậy với mỗi người, thêm một tuổi là thêm sự tôn vinh, kính trọng
của gia đình, họ hàng, làng xóm. Việc chúc thọ là tấm lòng hiếu thảo với
ông, bà, cha, mẹ của con cháu. Ngày nay trong phạm vi Quốc Gia, ngành
nghề, cơ quan cũng tổ chức chúc thọ các vị lãnh đạo, những người có công
đào tạo, dìu dắt..thể hiện lòng " Tâm trung, nghĩa đạo"
Ngày xưa cuộc sống khó khăn, khoa học, y
tế chưa phát triển dân ta vốn hay chết yểu nên người bốn mươi tuổi
trong làng đã được họ hàng làng xóm quý như ông lão. Lịch sử Việt Nam
đời nhà Trần thế kỷ thư XII, XIII vua trần 40 tuổi đã nhường ngôi cho
con lên trong coi việc nước còn nhà vua thì nghỉ ngơi và đi tu. Theo tập
tục trước 50 tuổi thì tổ chức "mừng sinh nhật" gọi là "nội chúc", ý nói là chỉ tổ chức mừng trong nhà không mời khách.
Từ 50 tuổi trở lên đến ngày sinh nhật thì không làm sinh nhật nữa mà gọi là "Mừng Thọ".
Ngày ấy có mời bà con, họ hàng và bạn bè đến dự ( tức là có người
ngoài). Sau đó thì cứ mười năm tổ chức mừng thọ một lần gọi là "Đại sinh
nhật". Dẫu không phải chức sắc trong làng , nhưng đã lên lão thì không
phải đóng góp việc làng, được miễn sưu dịch. Vào những dịp hội hè, đình
đám, các cụ lão ra chốn đình trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều (
cụ bà ngồi gian bên phải, cụ ông ngồi gian bên trái) tuổi càng cao thì
càng được ngồi chiếu trên, đôi khi có chiếu chỉ còn 1 cụ ngồi bời trong
làng không còn người đồng niên. Phong tục ấy đến bây giờ vẫn được gìn
giữ ở một số vùng quê và còn sâu xa ý nghĩa hơn.
Ngày nay hình thức có thay đổi ít nhiều,
trong ngày sinh nhật cha hoặc mẹ con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha,
mẹ gọi là đồ dưỡng già như chăn, áo ấm, nhân sâm, linh chi đến các món
quà đắt tiền như vàng...và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng
hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình
đến dự
- Một số lời chúc truyền thống và đối trướng mừng thọ
"Phúc như đông hải - Thọ tỷ nam sơn"
"Đạo Thọ Miên Trường", "Thọ Vực Hoành Khai" (Tuổi thọ mở rộng), "Phụng Thương Thượng Thọ"(sống lâu không chết trẻ)
"Tứ thời Xuân tại thủ - Ngũ Phúc Thọ vi
tiên"; "Thiêm thiên tuế nguyệt nhân thiêm thọ - Xuân mãn càn khôn Phúc
mãn đường" (Trời thêm tuổi mới người thêm thọ, xuân rạng non sông phúc
rạng nhà)
- Mừng 2 cụ cùng thọ và con cháu xum vầy: " Bách giai đường thượng xuân huyên mậu, Vạn túc môn tiền quế huệ hinh".
- Chúc đôi vợ chồng 60, 70 hay 80 tuổi vẫn còn mặn nồng tình nghĩa sắc son:
"Thủy chung giữ vẹn lời nguyền
Sáu mươi tuổi vẫn trọn duyên tình nồng"
Sáu mươi tuổi vẫn trọn duyên tình nồng"
Xem thêm :
Ý nghĩa tranh xuân đáo hoa khai
09:44 |Xuân đáo hoa khai, phúc mãn đường - Tranh công hoa mai nở, một bức tranh đầy ý ngĩa khi được treo trong phòng khách của mỗi gia đình.
Xuân đáo hoa khai, phúc mãn
đường - Tranh công hoa mai nở, một bức tranh đầy ý ngĩa khi được treo
trong phòng khách của mỗi gia đình.
Cổ nhân cho rằng, mai vốn có tứ đức, khi mới kết nụ là nguyên, khi
nở hoa là hanh, kết quả là lợi, khi quả chín là trinh, tức là tứ đức
“nguyên, hanh, lợi, trinh”. Vận dụng trong nhân sự tức là “Nhân, nghĩa,
lễ, trí”.
Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: Thứ nhất là vui vẻ,
thứ hai là hạnh vận, thứ ba là trường thọ, thứ tư là hanh thông, thứ năm
là ân hòa. Đó cũng chính là ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này.
Cây mai có thân thẳng tượng trưng cho sự bất khuất và ý trí kiên
cường. Do vậy, trong lịch sử, cây mai còn luôn được xem là vật tượng
trưng cho khí chất, phẩm cách cao thượng là liêm khiết của người quân
tử.
Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu hy vọng, tượng trưng
cho sự giàu sang phú quý (vì trùng với màu của vàng), hợp với niềm hân
hoan chờ đón Tết đang rạo rực trong lòng người dân.
Xem thêm :
Tam thế phật là gì
Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
Tam thế phật là gì
09:57 |Cấu trúc thờ tự trong chùa thường là một ngôi tượng lớn ở chính giữa điện, bên trên có 3 ngôi tượng nhỏ hơn, hoặc 3 ngôi tượng lớn ở chính giữa và trong cùng gian thờ. Vậy 3 pho tượng tượng trưng cho những vị Phật nào?
Cấu trúc thờ tự trong chùa thường là một ngôi tượng lớn ở chính giữa điện, bên trên có 3 ngôi tượng nhỏ hơn, hoặc 3 ngôi tượng lớn ở chính giữa và trong cùng gian thờ. Vậy 3 pho tượng tượng trưng cho những vị Phật nào?Thứ 1, chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Phật quá khứ là Phật Ca Diếp (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh Diêm Phù Đề là 20.000 tuổi), Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh không quá 100 tuổi), Phật tương lai là Phật Di Lặc (hiện ở đời khi tuổi thọ chúng sinh đạt 10.000 tuổi). Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, ..., vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.
Namo quá khứ Phật Ca Diếp
Namo hiện tại Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Namo đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
08:34 |Văn hóa người Việt trong cách phụng dưỡng cha mẹ già ngày xưa có việc mừng sinh nhật và ăn mừng thọ (khao thọ). Ý nghĩa nhân văn của lễ mừng thọ
Ngày sinh của con người thường được quan
tâm rất nhiều. Trẻ em sinh ra có "lễ ba ngày", "lễ mười ngày", "lễ đầy
tháng", "lễ thôi nôi"...Đến tuổi trung niên những năm 36 tuổi, 49 tuổi
thì có lễ sinh nhật gọi là "Môn hạm tử" ( ngạch cửa). Đến ngày ấy người
nhà sẽ dùng vải đỏ để cho người ấy choàng ngang lưng hay may thành áo
lót để mặc, ý cầu chúc cho tai qua nạn khỏi.
Văn hóa người Việt vốn nặng đạo hiếu nên rất tôn trọng người cao tuổi ( Kính lão đắc thọ - kính già già để tuổi cho).
Bởi vậy với mỗi người, thêm một tuổi là thêm sự tôn vinh, kính trọng
của gia đình, họ hàng, làng xóm. Việc chúc thọ là tấm lòng hiếu thảo với
ông, bà, cha, mẹ của con cháu. Ngày nay trong phạm vi Quốc Gia, ngành
nghề, cơ quan cũng tổ chức chúc thọ các vị lãnh đạo, những người có công
đào tạo, dìu dắt..thể hiện lòng " Tâm trung, nghĩa đạo"
Ngày xưa cuộc sống khó khăn, khoa học, y
tế chưa phát triển dân ta vốn hay chết yểu nên người bốn mươi tuổi
trong làng đã được họ hàng làng xóm quý như ông lão. Lịch sử Việt Nam
đời nhà Trần thế kỷ thư XII, XIII vua trần 40 tuổi đã nhường ngôi cho
con lên trong coi việc nước còn nhà vua thì nghỉ ngơi và đi tu. Theo tập
tục trước 50 tuổi thì tổ chức "mừng sinh nhật" gọi là "nội chúc", ý nói là chỉ tổ chức mừng trong nhà không mời khách.
Từ 50 tuổi trở lên đến ngày sinh nhật thì không làm sinh nhật nữa mà gọi là "Mừng Thọ".
Ngày ấy có mời bà con, họ hàng và bạn bè đến dự ( tức là có người
ngoài). Sau đó thì cứ mười năm tổ chức mừng thọ một lần gọi là "Đại sinh
nhật". Dẫu không phải chức sắc trong làng , nhưng đã lên lão thì không
phải đóng góp việc làng, được miễn sưu dịch. Vào những dịp hội hè, đình
đám, các cụ lão ra chốn đình trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều (
cụ bà ngồi gian bên phải, cụ ông ngồi gian bên trái) tuổi càng cao thì
càng được ngồi chiếu trên, đôi khi có chiếu chỉ còn 1 cụ ngồi bời trong
làng không còn người đồng niên. Phong tục ấy đến bây giờ vẫn được gìn
giữ ở một số vùng quê và còn sâu xa ý nghĩa hơn.
Ngày nay hình thức có thay đổi ít nhiều,
trong ngày sinh nhật cha hoặc mẹ con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha,
mẹ gọi là đồ dưỡng già như chăn, áo ấm, nhân sâm, linh chi đến các món
quà đắt tiền như vàng...và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng
hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình
đến dự
- Một số lời chúc truyền thống và đối trướng mừng thọ
"Phúc như đông hải - Thọ tỷ nam sơn"
"Đạo Thọ Miên Trường", "Thọ Vực Hoành Khai" (Tuổi thọ mở rộng), "Phụng Thương Thượng Thọ"(sống lâu không chết trẻ)
"Tứ thời Xuân tại thủ - Ngũ Phúc Thọ vi
tiên"; "Thiêm thiên tuế nguyệt nhân thiêm thọ - Xuân mãn càn khôn Phúc
mãn đường" (Trời thêm tuổi mới người thêm thọ, xuân rạng non sông phúc
rạng nhà)
- Mừng 2 cụ cùng thọ và con cháu xum vầy: " Bách giai đường thượng xuân huyên mậu, Vạn túc môn tiền quế huệ hinh".
- Chúc đôi vợ chồng 60, 70 hay 80 tuổi vẫn còn mặn nồng tình nghĩa sắc son:
"Thủy chung giữ vẹn lời nguyền
Sáu mươi tuổi vẫn trọn duyên tình nồng"
Sáu mươi tuổi vẫn trọn duyên tình nồng"
Thiềm thừ , cóc ngậm tiền có tác dụng gì trong phong thủy ?
08:27 |Ý nghĩa phong thủy cóc 3 chân
Khi có dịp đi du lịch Bắc Kinh, hay đơn
giản là khi xem phim trung quốc , nếu để ý một chút các bạn sẽ thấy nhà
nào cũng đều bày tỳ hưu để chiêu tài khí bốn phương, để tạo may mắn cho
gia chủ về tài lộc, công danh, sức khỏe tùy vào màu sắc của tỳ hưu. Bơi
vì đây là con vật linh thiêng số một trong phong thủy,đã mang lại hiệu
quả thiết thực cho người dân tại sứ sở này.
Tuy nhiên khi được mời vào phòng khách bạn để ý phái trong hai góc của cửa chính, Bạn sẽ thấy hai con cóc ngậm đòng tiền cổ
đang quay đầu vào nhà . Quan sát kỹ ta sẽ thấy trên đầu con cóc có hình
"lưỡng nghi",tức là hình tròn, bên trong vòng tròn có hình tượng như
hai con cá quay đầu lại với nhau, giống như hình ở trung tâm của gương
Bát quái mà ta thường thấy.
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt,
người ta gọi là chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai
xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, khi hỏi chủ nhà thì
mới biết đây là cóc tài lộc hay cóc ba chân tên gọi là Thiềm thừ (một số
nơi gọi là Thiền thừ), chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc
bình thường, là vật phẩm phong thủy được cho là mang lại điềm lành và
tài lộc.
Theo truyền thuyết của người Hoa thì Thiềm
thừ vốn là yêu tinh được ông Lưu Hải thu phục, Thiềm thừ đi theo tiên
ông Lưu Hải tu hành nên không làm hại nhân gian như trước. Mà ngược lại
dùng phép thuật của mình đi khắp nhân gian để trả tiền giúp đỡ mọi
người, thể hiện sự phục thiện, cải tà quy chánh. Vì vậy Thiềm thừ được
người hòa trân trọng, là con vật đem về tài lộc và yên lành.
Cóc ngậm đồng tiền cổ hướng vào trong nhà
tượng trưng cho việc cóc mang tài lộc vào nhà. Người hoa từ xưa đến nay
đều tin rằng, nếu họ nhà cóc ở dưới giếng, ao, hồ sau nhà bạn thì gia
đình bạn có thể tránh khỏi những nguy hiểm rình rập, như vậy cóc là biểu
tượng cho điềm lanh. Đã vậy lại là biểu tượng cho tài lộc nữa nên người
hoa trân trọng thiềm thừ là vật phong thủy thứ hai sau Tỳ Hưu.
Khác với người Hoa, người Việt mình thường
trưng bày Thiềm Thừ trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài miệng ngậm đồng tiền
cổ ban ngày quay ra ngoài, tối tối quay đầu vào trong nhà với lý luận:
Ban ngày quay ra ngoài để đi kiếm tài lộc, tối quay đầu vào trong để đem
tài lộc về nhà. Thực chất những con vật linh thiêng trong phong
thủy,nguồn gốc là của người Hoa, là phong tục tập quán lâu đời của xứ sở
họ.Vì vậy ta cần phải theo những trải nghiệm của họ trong việc sử dụng
những con vật linh thiêng vào phong thủy nhà cửa sao cho hiệu quả thiết
thực nhất, tránh phản tác dụng.
Trong đó cách đặt vị trí Thiềm thừ cho
hiệu quả thì chúng ta nên đặt tại hai góc của cửa chính phía bên trong
phòng khách, đầu thiềm thừ ngậm tiền cổ quay vào trong nhà, biểu tượng
mang tài lộc vào nhà cho gia chủ. Tương tự như vậy chúng ta đặt Thiềm
thừ ở cửa hàng, công ty nhưng nhớ là đầu Thiềm Thừ nên quay vào phía
trong.Cũng có thể đặt Thiềm thừ bên dưới gầm bàn, trong tủ nhưng đầu
phải quay vô trong. Tất nhiên không ai làm ngược lại cách trên, ví dụ
như đặt Thiềm Thừ tại bàn thờ thổ Địa- Thần tài, đầu quay ra ngoài cửa
chính với miệng ngậm tiền cổ. Đây là biểu tượng cho sự hao tài, như vậy
thay vì thiềm thừ thay vì mang tài lộc về cho gia chủ sẽ mang tài lộc đi
hết ra ngoài. Nhưng theo quan điểm của một số người thì tại những công
ty kinh doanh thì nên bài trí theo cách buổi sáng quay đầu ra, buổi tối
quay đầu vào với suy luận, buổi sáng thiềm thừ mang tiền đi đầu tư đến
tối thì mang tài lộc về..
Hay nếu chúng ta không làm theo cách
truyền thông của người Hoa, thì ta nên đặt Thiềm Thừ ở hai góc của bàn
thờ Thần Tài- Thổ Địa, nhưng chú ý là hai thiềm Thừ phải quay đầu ngậm
tiền vào phái trong bàn thờ. Điều này thể hiện thổ địa giữ bình yên cho
gia đạo, Thần Tài là vị thần của tài lộc, chiêu tài tác lộc cho gia chủ
còn Thiềm thừ tác động mang thêm tài lộc về cho gia chủ như vậy là hợp
lý.
Không nên đặt thiềm thừ trong nhà bếp,
trong phòng tắm hoặc toilet vì như vậy Thiềm Thừ sẽ trở nên hung dữ, thu
hút khí xấu về vận rủi, sẽ tàn phá năng lượng tốt đẹp trong ngôi nhà
gia chủ.
Lư đồng thờ cúng trên ban thờ
08:26 |
Muốn lập một lư đồng
(lư hương) dùng để thờ cúng, thì cần phải chuẩn bị các bước tuần tự sau
đây và tìm hiểu thật kỹ cách đặt lư hương cho đúng cách.Khi muốn lập
một lư hương (hoặc bát hương) dùng để thờ cúng, thì cần phải chuẩn bị:
- Lư đồng phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình, bàn thờ gia tiên nhỏ dùng lư đồng nhỏ, ban thờ to dùng lư đồng to.
- Tro sạch: được đốt từ rơm sạch hoặc vỏ trấu.
- Bài vị và giấy vàng.
- Bát Bảo hoặc là Ngọc Bội, Ngọc Trai.
- Tiền xu, vàng lá, tiền thật.
- Hương thơm
- Lư đồng phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình, bàn thờ gia tiên nhỏ dùng lư đồng nhỏ, ban thờ to dùng lư đồng to.
- Tro sạch: được đốt từ rơm sạch hoặc vỏ trấu.
- Bài vị và giấy vàng.
- Bát Bảo hoặc là Ngọc Bội, Ngọc Trai.
- Tiền xu, vàng lá, tiền thật.
- Hương thơm
Xem thêm : ý nghĩa hoành phi câu đối , tại sao lại treo tranh tứ quý
Tro là hành thổ, trong ngũ hành thổ là hành trung tâm, mang tính thống lĩnh. “Nhất thủy nhì hỏa”, nhưng hỏa bị thổ hấp thu (hỏa sinh thổ) còn thủy bị thổ khống chế (thổ khắc thủy). Do vậy thổ là biểu tượng cho sức mạnh thu, phát năng lượng trời đất. Tro dùng để lập lư hương phải được đốt từ các nguyên liệu tự nhiên, tốt nhất là dùng rơm hoặc trấu sạch để đốt. Tro phải ở dạng tơi, xốp, mịn, sạch sẽ. Không dùng gạo hay cát để cho vào
Theo tín ngưỡng tâm linh thì:
- Lư đồng: là khung của ngôi nhà.
- Tro: là nguyên liệu để xây dựng nên ngồi nhà hoàn chỉnh.
- Bài vị và giấy vàng: là nơi thờ cúng của ngôi nhà đó
- Bát bảo: là các đồ thờ cúng
- Tiền xu, vàng lá, tiền thật: là các đồ lễ đặt lên ban thờ
- Hương thơm: là đường kết nối tâm linh
Như vậy trong thờ cúng, lư đồng và tro giống như một ngôi nhà dành cho người ở cõi âm, mà các đồ vật đặt vào trong lư hương có ý nghĩa giống như đã nêu ở trên. Nên biết rằng, người không có pháp lực thì không thể tự lập lư hương được (cho dù có thành tâm đến mấy cũng không được). Một khi đã lập lư hương mà không có pháp lực thì chỉ chiêu gọi ma quỷ, không thể linh ứng vì thế không khi nào gia đình được yên ổn. Trừ một số trường hợp đặc biệt, người không có pháp lực lập lư hương vẫn được linh ứng.
Trong lư hương có thể đặt một hoặc nhiều bài vị với ý nghĩa như trong nhà có thể có nhiều ban thờ. Bài vị thờ ai ở trong lư hương thì người đó sẽ thường xuyên linh ứng. Người chỉ được khấn để mời về mà không có bài vị thì giống như là khách được mời, đến rồi đi, không ở lại lâu dài.
Hiểu được các nguyên tắc lập lư hương, đối với người làm thầy thì sẽ giúp ích cho chúng sinh bá tính, tạo lập được nhiều công đức cho mọi người. Người bình thường nếu am hiểu luật giới có mời thầy về lập lư hương cho gia đình thì cũng biết đâu là thầy có năng lực, đâu là thầy vô năng, vô đạo đức.
Giới thiệu về cửa hàng Mỹ Nghệ Đông Đô
09:46 |Mỹ Nghệ Đông Đô là cơ sở chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm đồ đồng cao cấp từ làng nghề đúc đồng Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh.
Các sản phẩm đồ đồng mà Mỹ Nghệ Đông Đô đang cung cấp ra thị trường :
Đồ đồng thờ cúng | Hoành phi câu đối | Tranh đồng | Tranh tứ quý | Trống đồng | Tranh mừng thọ | Đồ đồn quà tặng | Đồ đồng phong thủy | Tượng phật | Tượng danh nhân | Đúc đồng kỹ thuật | Đúc tượng chân dung
Ngoài các sản phẩm có trên Website chính thức của cửa hàng , quý khách hàng có thể đặt mua các sản phẩm đồ đồng theo mẫu và kích thước tùy chọn.
Liên hệ đặt hàng :
Mỹ Nghệ Đông Đô 668 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại : 0433 511 175
Mobile : 0974 117 169 - 0976 727 896
Hotline : 0974 117 169
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn - dodongngusac.com - tranhdongdaibai.net
Xem ngay…
Các sản phẩm đồ đồng mà Mỹ Nghệ Đông Đô đang cung cấp ra thị trường :
Đồ đồng thờ cúng | Hoành phi câu đối | Tranh đồng | Tranh tứ quý | Trống đồng | Tranh mừng thọ | Đồ đồn quà tặng | Đồ đồng phong thủy | Tượng phật | Tượng danh nhân | Đúc đồng kỹ thuật | Đúc tượng chân dung
Ngoài các sản phẩm có trên Website chính thức của cửa hàng , quý khách hàng có thể đặt mua các sản phẩm đồ đồng theo mẫu và kích thước tùy chọn.
Liên hệ đặt hàng :
Mỹ Nghệ Đông Đô 668 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại : 0433 511 175
Mobile : 0974 117 169 - 0976 727 896
Hotline : 0974 117 169
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn - dodongngusac.com - tranhdongdaibai.net
Giới thiệu làng nghề đúc đồng Đại Bái
09:34 |
Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng
nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại
Bái còn có tên là làng Văn Lang (có thời kỳ làng còn có tên là làng Bưởi
nồi), làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Sông Đuống
bây giờ), chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu, đồ dùng bằng đồng trong
gia đình như: Ấm, mâm, chậu thau....Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XI
nghề đúc đồng ở Đại Bái mới được phát triển mạnh nhờ công của "Tiền Tiên
Sư" Nguyễn Công Truyền- người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát
triển thị trường.
Theo lịch sử ông Nguyễn công truyền sinh năm 989 tại làng Đại Bái, mất
ngày 29/9 (âm lịch) năm 1060. Ông xuất thân trong một gia đình nho học.
Năm 995 lúc lên 6 tuổi ông theo cha mẹ vào Thanh Nghệ để sinh sống (
Hiện nay làng đó cũng gọi là làng Đại Bái, làng Bưởi và cũng làm nghề
đúc đồng). Khi lớn lên ông vào quân ngũ. Năm 25 tuổi ông làm quan Đô úy
của triều Lý, được phong là "Điện tiền tướng quân". Tháng 3 năm 1018 ông
trở về quê hương Đại Bái thăm họ hàng. Sau này khi cha mất ông từ quan
và đưa mẹ về quê hương phụng dưỡng và từ đó tổ chức sản xuất nghề đúc
đồng tại quê hương. Ông cho đón thợ, mở lò dèn về sửa chữa nông cụ sản
xuất giúp bà con cải tiến sản xuất. Đến thế kỷ XV, XVI làng có 5 ông
tiến sỹ: Nguyễn Viết Lai, Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Viết Thái, Phạm Ngọc
Thanh và Nguyễn Công Tám. Sau khi đỗ đạt phong quan về làng các ông chú
trọng tổ chức mở rộng sản xuất và phân công chuyên môn hóa ngành nghề và
thành lập các phường sản xuất riêng từng loại mặt hàng như: Phường
chuyên gò nồi đồng, phường làm mâm, phường làm ấm, phường làm thau,
phường làm đồng lá...và một phường hàng chợ chuyên để mua bán cung cấp
nguyên vật liệu , tiêu thụ hàng hóa. Nhờ có sự phân công tập chung, tổ
chức hoàn thiện đã giúp cho Đại Bái nhanh chóng phát triển với nghề đúc
đồng, gò đồng nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Lấy đất sét ở bờ sông xây lò
đúc, lấy bùn ao nhào với tro trấu làm nơi luyện đồng, lấy đồng pha kẽm
làm đồng thau và sáng chế ra thuốc hàn đồng...
Đúc đồng Đại Bái |
Ngày nay làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống
với những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, cải tiến kỹ thuật, phát triển ,
tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng... sản phẩm ngày
càng đa dạng phong phú và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Cửa hàng bày bán sản phẩm làng nghê đúc đồng |
Nghề đúc đồng, gò đồng Đại Bái trải qua nhiều thăng trầm đã không dừng
lại ở trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình
sản xuất mới đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như chạm khắc hàng mỹ
nghệ...Với bàn tay tài hoa và sự năng động sáng tạo người Đại Bái đã làm
ra những sản phẩm trang trí bằng đồng, mạ vàng mạ bạc. Từ các bình hoa,
các bộ đồ trà, tranh gò đồng nổi, tranh chữ, hoành phi câu đôi.... đến các sản phẩm dành cho văn phòng như: Tranh phong thủy, quà tặng bằng đồng,
tượng đồng, logo- huy hiệu...đáp ứng cho nhu cầu thực tế và yêu cầu kỹ
thuật ngày càng cao của xã hội. Sản phẩm đã đứng vững trong nền kinh tế
thị trường và được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận...
Đỉnh đồng thờ cúng |
Cách treo bộ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai
08:49 |Tùng cúc trúc mai là một trong những bộ tranh tứ quý đẹp nhất ,mang nhiều ý nghĩa phong thủy và được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và cách treo của bộ tranh này
Tùng Trúc Cúc Mai là bộ tranh xuất phát từ Trung Quốc
Cách sắp xếp như trên là sai. Thông thường người ta gọi thuận miệng là Tùng Trúc Cúc Mai.Nó là đại diện cho 4 mùa thì phải xem mùa nào cây ấy.
Vì vậy, theo ý nghĩa mùa thì có thể treo Mai Trúc Cúc Tùng (Xuân - Hạ - Thu - Đông),
Theo cổ truyền người ta treo từ phải qua trái. (có một số người theo lối hiện đại, treo từ trái qua phải).
Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi Mai là biểu tượng của Quân tử. Trường hợp này tôi xếp Mai thuộc mùa Xuân.
2. Nói đến mùa hạ là nhắc đến cây Trúc.
Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng - bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Để tiết kiệm thời gian, tôi mời bạn đọc đoạn trích này để tham khảo về cây Trúc - Tre mà tôi trích từ 1 bài tôi viết cách đây 3 năm.
"Bông hoa sen là một biểu tượng đẹp thuần khiết, tuy nhiên một mình nó chưa thể nói hết tất cả về Việt Nam. Dường như cái biểu tượng du lịch đó còn thiếu một cái gì đó!
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã được người Việt
Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại
xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng
làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma)…
Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.
Chưa hết, cây tre trong quan niệm của người xưa là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Người xưa nói Tùng - Trúc - Cúc - Mai là như vậy. Tre mùa đông không rụng lá, sống nơi khô cằn sỏi đá, đốt tre mọc thẳng từ khi còn là măng non. Vì thế còn có câu: Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng. "Trúc" ở đây cũng là tre (thuộc họ tre trúc) và đặc biệt hơn nữa nếu tôi không nhầm thì cây lúa cũng thuộc họ tre.
Người Việt Nam thân thiện hoà nhã, yêu chuộng hoà bình, không thích gây hấn. Đánh thắng giặc xong còn trải chiếu hoa cho giặc về (như trong Bình Ngô Đại Cáo). Thiết nghĩ, còn có gì thích hợp hơn khi dùng cây tre làm biểu tượng để nói về tinh thần dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tôi tự hỏi nếu như chữ "t" trong biểu tượng du lịch này được cách điệu thành hình một cây tre xanh thì chắc là sẽ có hiệu quả thẩm mỹ và gây ấn tượng mạnh hơn".
3. Nói về Cúc, tức là mùa Thu.
"Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng".
Cây này tôi không nói được nhiều nhưng có thể thấy ở ba khía cạnh:
3.1. Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
3.2. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
3.3. Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung QUốc có loại trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.
4. Cuối cùng là Tùng, đại diện cho mùa Đông.
Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)...
Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Đầu thế kỷ trước, Đại Tướng Trần Nghị của Trung Quốc có 1 bài thơ ca ngợi cây tùng để nói về chí khí của người cách mạng rất hay. Tôi không nhớ hết chính xác từng chữ nhưng đại ý là Tuyết trắng đè trên cây tùng xanh, cây tùng xanh vẫn vươn thẳng lên trời, muốn biết ai cao thấp, phải đợi lúc tuyết tan.
Ngoài ra, hãy để ý Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm (tương truyền giờ vẫn còn). Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vậy là bạn biết Tùng có ý nghĩa rồi chứ: Bậc Trượng phu hoặc Đại trượng phu.
Nói tóm lại, bộ tranh tứ quý nêu trên đều nói về chí khí của người quân tử, được nhiều người thờ phụng và học tập.
Cách sắp xếp như trên là sai. Thông thường người ta gọi thuận miệng là Tùng Trúc Cúc Mai.Nó là đại diện cho 4 mùa thì phải xem mùa nào cây ấy.
Vì vậy, theo ý nghĩa mùa thì có thể treo Mai Trúc Cúc Tùng (Xuân - Hạ - Thu - Đông),
Theo cổ truyền người ta treo từ phải qua trái. (có một số người theo lối hiện đại, treo từ trái qua phải).
Thứ tự tro tranh tứ quý |
(ảnh sưu tầm trên Internet)
1. Trước hết nói về Mai.Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi). Có thể coi Mai là biểu tượng của Quân tử. Trường hợp này tôi xếp Mai thuộc mùa Xuân.
Bộ tứ quý đồng vàng khung gỗ đẹp - Xem chi tiết sản phẩm |
Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé (măng - bambooshot). Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy. Để tiết kiệm thời gian, tôi mời bạn đọc đoạn trích này để tham khảo về cây Trúc - Tre mà tôi trích từ 1 bài tôi viết cách đây 3 năm.
"Bông hoa sen là một biểu tượng đẹp thuần khiết, tuy nhiên một mình nó chưa thể nói hết tất cả về Việt Nam. Dường như cái biểu tượng du lịch đó còn thiếu một cái gì đó!
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Bộ tứ quý đồng đỏ khung gỗ đẹp - Xem chi tiết |
Ở nông thôn Việt Nam, làng nào mà chẳng có vài luỹ tre xanh. Nó gợi lên một cảm giác yên bình và che chở. Các vật dụng trong nhà, dưới bếp và đồ dùng trong nông nghiệp không thể thiếu vắng vai trò của cây tre. Ngày nay, tại các cửa hàng lưu niệm cũng có rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cây tre để du khách thập phương mua về làm kỷ niệm.
Chưa hết, cây tre trong quan niệm của người xưa là đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử. Người xưa nói Tùng - Trúc - Cúc - Mai là như vậy. Tre mùa đông không rụng lá, sống nơi khô cằn sỏi đá, đốt tre mọc thẳng từ khi còn là măng non. Vì thế còn có câu: Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng. "Trúc" ở đây cũng là tre (thuộc họ tre trúc) và đặc biệt hơn nữa nếu tôi không nhầm thì cây lúa cũng thuộc họ tre.
Người Việt Nam thân thiện hoà nhã, yêu chuộng hoà bình, không thích gây hấn. Đánh thắng giặc xong còn trải chiếu hoa cho giặc về (như trong Bình Ngô Đại Cáo). Thiết nghĩ, còn có gì thích hợp hơn khi dùng cây tre làm biểu tượng để nói về tinh thần dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, tôi tự hỏi nếu như chữ "t" trong biểu tượng du lịch này được cách điệu thành hình một cây tre xanh thì chắc là sẽ có hiệu quả thẩm mỹ và gây ấn tượng mạnh hơn".
3. Nói về Cúc, tức là mùa Thu.
"Cứ mỗi độ thu sang, hoa cúc lại nở vàng".
Cây này tôi không nói được nhiều nhưng có thể thấy ở ba khía cạnh:
3.1. Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.
3.2. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
3.3. Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung QUốc có loại trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.
4. Cuối cùng là Tùng, đại diện cho mùa Đông.
Chữ Tùng có nghĩa là cây Thông. Ta gọi là Tùng, Bách, Thông nhưng Tàu chỉ gọi là Tùng. Họ phân biệt mấy loại đó bằng Tùng La hán, Tùng mã vĩ (thông đuôi ngựa)...
Cây Tùng mọc trên núi đá cao, khô cằn, thiếu nguồn dinh dưỡng. Nó hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Đầu thế kỷ trước, Đại Tướng Trần Nghị của Trung Quốc có 1 bài thơ ca ngợi cây tùng để nói về chí khí của người cách mạng rất hay. Tôi không nhớ hết chính xác từng chữ nhưng đại ý là Tuyết trắng đè trên cây tùng xanh, cây tùng xanh vẫn vươn thẳng lên trời, muốn biết ai cao thấp, phải đợi lúc tuyết tan.
Ngoài ra, hãy để ý Tùng là loài cây thực vật hạt trần, có thể phán tán bộ gen trong gió. Nó là loại thực vật lá kim, quanh năm xanh tốt, không rụng lá, tiết kiệm (nước), rễ bám sâu vào trong vách núi. Đó là phẩm chất quý mà con người mong ước. Trong truyện Tào Tháo đời Tam Quốc có nói đến chuyện 1 cây Tùng già cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm (tương truyền giờ vẫn còn). Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây Tùng là Trượng phu Tùng. Có phong quan và treo mũ tượng trưng. Vậy là bạn biết Tùng có ý nghĩa rồi chứ: Bậc Trượng phu hoặc Đại trượng phu.
Nói tóm lại, bộ tranh tứ quý nêu trên đều nói về chí khí của người quân tử, được nhiều người thờ phụng và học tập.
Ý nghĩa tượng tỳ hưu bằng đồng mạ vàng
08:25 |Tượng tỳ hưu mạ vàng |
Theo truyền thuyết, tỳ hưu vốn là một trong chín đứa con của loài rồng. Khi sinh ra, tỳ hưu mắc phải một dị tật bẩm sinh là không có hậu môn. Do không được chạy chữa kịp thời, ít lâu sau khi sinh ra, tỳ hưu qua đời và thăng thiên. Ngọc hoàng lúc thấy tỳ hưu thì động lòng trắc ẩn vì dù sao nó cũng mới chỉ là một đứa bé. Thế rồi ngài cho tỳ hưu trở lại trần gian, và trở thành một thần thú từ đó.
Ý nghĩa của tượng tỳ hưu trong phong thủy xuất phát từ những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tỳ hưu vốn không có hậu môn, mà thức ăn của nó lại là vàng bac, châu báu. Bởi vậy, bao nhiêu của cải được nó nuốt vào thì chỉ có vào mà không có ra. Do đó trong phong thủy, tỳ hưu được coi như là một thần giữ của, vừa có tác dụng thu hút tiền tài về cho gia chủ, vừa có tác dụng canh giữ để số của cải đó không “đội nón ra đi”.
Thứ hai, tỳ hưu còn được gọi với một cái tên khác là “tịch tà”. Sở dĩ như vậy bởi tỳ hưu là một loài hung dữ, chuyên căn hút tinh huyết của các loại yêu tinh, ma quỷ. Ngoài ra, tỳ hưu còn có thể khắc chế được “Ngũ hoàng đại sát” – một sát tinh trong phong thủy. Nhờ có những khả năng đó mà tỳ hưu có thể giúp chủ nhân mình tránh được những hung khí, giúp hóa dữ thành lành, đem lại vận may cho chính bản thân và gia đình của họ.
Mỗi loại tỳ hưu lại có thêm những khả năng khác nhau, nhất là khi kết hợp với mỗi người chủ nhân khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa của tỳ hưu trong phong thủy thì chỉ gói gọn trong hai nội dung chính như đã nói ở trên. Biết được ý nghĩa của tỳ hưu chính là điểm khởi đầu cho việc lựa chọn và sử dụng tượng tỳ hưu đồng mạ vàng đúng cách, giúp tỳ hưu phát huy được khả năng cao nhất của mình.
Tin tức liên quan :
>> Tượng rồng đồng vàng trong phong thủy
>> Giải mã tranh đồng anh hùng tương ngộ
Tượng rồng phong thủy bằng đồng vàng
08:18 |Rồng là linh vật trong phong thủy, ngoài việc đem lại những ý nghĩa tốt
đẹp và tránh họa tiểu nhân, sử dụng hình tượng rồng còn đem lại may mắn
cho phụ nữ độc thân.
Một trong những vấn đề được phong thủy đặc biệt quan tâm là việc tạo ra sự cân bằng về năng lượng.
Cách tốt nhất để có được điều đó là vận dụng những vật phẩm phong thủy vào không gian sống. Với phụ nữ, nên sử dụng biểu tượng rồng để thu hút năng lượng dương.
Rồng là biểu tượng cung cấp năng lượng dương rất mạnh, chủ về vận may trong tình yêu cho những phụ nữ độc thân sống một mình hoặc sống với mẹ.
Trong trường hợp này, năng lượng toàn âm tạo ra sự mất cân bằng. Nếu việc trang trí của ngôi nhà phản ánh quá nhiều năng lượng âm, sẽ khiến người phụ nữ trong gia đình gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu và bạn đời của mình.
Bạn có thể khắc phục bằng cách khai thác năng lượng dương rất mạnh của rồng. Nơi tốt nhất để tạo năng lượng dương của rồng là phòng khách.
Bạn đứng ở giửa phòng khách nhìn ra phía trước và chọn bờ tường bên trái của phòng khách, tức là phương vị Thanh long, để bố trí một kệ nhỏ và đặt rồng trên kệ này, đầu rồng nhìn ra cửa chính của ngôi nhà.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn ngày tốt để đặt tượng rồng đồng vàng trong nhà.
Những ngày tốt đó gồm có 5 ngày (còn gọi là ngũ long nhật: 5 ngày rồng) như sau: Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn.
Tin tức liên quan :
>> Giải mã dòng tranh đồng anh hùng tương ngộ
>> Ý nghĩa dòng tranh đồng vinh quy bái tổ
Xem ngay…
Một trong những vấn đề được phong thủy đặc biệt quan tâm là việc tạo ra sự cân bằng về năng lượng.
Cách tốt nhất để có được điều đó là vận dụng những vật phẩm phong thủy vào không gian sống. Với phụ nữ, nên sử dụng biểu tượng rồng để thu hút năng lượng dương.
Rồng là biểu tượng cung cấp năng lượng dương rất mạnh, chủ về vận may trong tình yêu cho những phụ nữ độc thân sống một mình hoặc sống với mẹ.
Trong trường hợp này, năng lượng toàn âm tạo ra sự mất cân bằng. Nếu việc trang trí của ngôi nhà phản ánh quá nhiều năng lượng âm, sẽ khiến người phụ nữ trong gia đình gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu và bạn đời của mình.
Bạn có thể khắc phục bằng cách khai thác năng lượng dương rất mạnh của rồng. Nơi tốt nhất để tạo năng lượng dương của rồng là phòng khách.
Bạn đứng ở giửa phòng khách nhìn ra phía trước và chọn bờ tường bên trái của phòng khách, tức là phương vị Thanh long, để bố trí một kệ nhỏ và đặt rồng trên kệ này, đầu rồng nhìn ra cửa chính của ngôi nhà.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn ngày tốt để đặt tượng rồng đồng vàng trong nhà.
Những ngày tốt đó gồm có 5 ngày (còn gọi là ngũ long nhật: 5 ngày rồng) như sau: Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn.
Tin tức liên quan :
>> Giải mã dòng tranh đồng anh hùng tương ngộ
>> Ý nghĩa dòng tranh đồng vinh quy bái tổ
Ý nghĩa tranh đồng anh hùng tương ngộ
08:10 |
Anh hùng tương ngộ: Biểu tượng chỉ sự quyền uy, sự thăng tiến trong học hành, kinh doanh. Bức này đại diện cho hành Kim cho nên hợp với người mang mệnh kim hoặc Thủy.
Anh hùng tương ngộ 2 chúa tể của bầu trờ và mặt đất, giang sơn nào ảnh hưởng đó nên có câu:"Không cánh muốn lên lên chẳng được có gan thì xuống xuống mà chơi".
Hai chúa tế gặp nhau như thêm sức mạnh như khẳng định vững trãi quyền uy.
Treo tranh anh hùng tương ngộ là biểu hiện của sự quyền uy, sự thăng tiến trong học hành, kinh doanh. Bức này đại diện cho hành Kim cho nên hợp với người mang mệnh kim hoặc Thủy.
Tranh đồng anh hùng tương ngộ tại Mỹ Nghệ Đông Đô |
Họa tranh "Anh hùng tương ngộ"
Từng trải nắng mua giữa cõi đời.
Mang hồn phái mạnh đến nhau chơi.
Đại Bàng sải cánh phô uy vũ.
Mãnh Hổ vươn mình tỏ thế oai.
Trí dũng ganh đua sinh quái kiệt.
Mưu cao thao lược dưỡng danh tài.
Thi nhân chộp lấy thời cơ... Ngẫm.
Nâng bút đề thơ, vịnh mấy lời.
Từng trải nắng mua giữa cõi đời.
Mang hồn phái mạnh đến nhau chơi.
Đại Bàng sải cánh phô uy vũ.
Mãnh Hổ vươn mình tỏ thế oai.
Trí dũng ganh đua sinh quái kiệt.
Mưu cao thao lược dưỡng danh tài.
Thi nhân chộp lấy thời cơ... Ngẫm.
Nâng bút đề thơ, vịnh mấy lời.
Bộ hoành phi câu đối thờ cúng
08:10 |Hoành phi câu đối là hình ảnh mang tính đại diện cho nền nếp gia phong của một gia đình, dòng tộc
Hoành phi câu đối
là hình ảnh mang tính đại diện cho nền nếp gia phong của một gia đình,
dòng tộc. Hoành phi vốn là bức thư họa tranh chữ.Chỉ có điều khác là
thay vì trình bày tác phẩm của mình lên giấy, vải, lụa…, cha ông ta đã
chạm, khắc, sơn thếp… văn tự lên những chất liệu bền vững như gỗ, đá,
hay chất liệu kim loại như đồng để tạo ra những bức thư họa sang trọng
toát lên vẻ cao sang quyền quý của gia chủ, là một điểm nhấn quan trọng
của ngôi nhà. Ngoài ra, người ta còn gọi hoành phi : hoành, biển, biển
ngạch, bài biển.
Ở Việt Nam có hai loại hoành phi rất phổ biến là: hoành phi thờ tự và hoành phi câu đối đa số các bức này đều được khảm đồng lên chữ. Địa điểm phủ hợp nhất để treo hoành phi trang trí chính là ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa có tác dụng trang trí, lại vừa thể hiện một tín niệm nào đó của gia chủ, hay có khi là một lời khuyên răn của cha ông đối với con cháu trong gia đình. Loaij còn lại là hoành phi thờ tự lại rất phổ biến trong các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm.
Thường thì hoành phi có nội dung trang trọng, nghiêm túc. Hình thức của hoành phi cũng vô cùng phong phú: có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh, văn tự thể hiện chân phương, sơn son thếp vàng; có khi hoành phi được thể hiện kiểu cuốn thư, văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ rất cầu kỳ, được sơn thếp rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất tinh xảo. Và làng nghề cho ra đời những bức hoành phi này không đâu hết chính là làng nghề đúc đồng Đại Bái truyền thống ở huyện Gia Bình , tỉnh Bắc Ninh
Câu đối thì bắt buộc phải đi song song, có đôi và treo hai bên cột đối
diện nha, câu đối còn gọi là doanh thiếp, doanh liên hay đối liên.
Doanh, chữ Hán nghĩa là ‘cây cột’, thiếp là ‘tờ giấy’, liên là ‘liên
kết’, đối là ‘đi đôi, song song, một cặp đối xứng’. Thời xa xưa, câu đối
còn được gọi là liên hay liễn. Liễn là hai tấm giấy, hoặc hai vóc lụa
dài để viết câu đối, có nẹp trục để cuộn. Câu đối là một loại hình văn
hóa rất được người Việt mọi tần lớp ưa thích, từ tầng lớp thường dân cho
đến các bậc thức giả, quyền quý. Câu đối xuất hiện trong rất nhiều sinh
hoạt đời thường của dân ta: đón Tết, mừng xuân, tân gia, hôn sự, sinh
con, đỗ đạt, thăng tiến, vinh danh, tuyên dương, vịnh cảnh, bài trí ở
các nơi thờ tự, tôn miếu, chùa chiền… Thậm chí có cả những câu đối dùng
để chê người, chửi đời…
Câu đối ngày trước viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Câu đối đời nay viết bằng chữ quốc ngữ, theo kiểu “thư pháp Việt”. Câu đối được viết, khắc, chạm trổ… trên rất nhiều chất liệu khác nhau: giấy, lụa, gỗ, đá, kim loại… muôn hình vạn trạng.
Về nội dung, câu đối chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. Có loại câu đối
trích dẫn điển tích, kinh điển; có loại ngôn ngữ mộc mạc chân chất. Có
câu đối dùng để chúc tụng, biếu tặng nên hình thức cầu kỳ, chạm khắc
tinh xảo, sơn thếp sang trọng. Có câu đối viết trên giấy, trên vải dùng
để trang trí trong nhà dăm ba bữa Tết. Có câu đối lại chỉ được đọc cho
người khác nghe, xong rồi thôi, không lưu lại bút tích.
Những năm trở lại đây do đời sống tinh thần và vật chất được nâng cao nên nhiều người tìm về nếp sống gia phong xưa nên họ tìm mua hoành phi câu đối. Để thể hiện quyền quý gia phong bậc nhất hoành phi câu đối được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng, có thể chất liệu đồng vàng hay đỏ, có khi cũng sơn son thếp vàng. Hoành phi và câu đối cũng theo đó mà trở thành những vật dụng không thể thay thế trong những ngôi nhà , nó vừa dùng để trang trí vừa thể hiện được những nét hoài cổ mà người xưa để lại . Âu đó cũng là một điều đáng mừng vậy.
Ở Việt Nam có hai loại hoành phi rất phổ biến là: hoành phi thờ tự và hoành phi câu đối đa số các bức này đều được khảm đồng lên chữ. Địa điểm phủ hợp nhất để treo hoành phi trang trí chính là ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa có tác dụng trang trí, lại vừa thể hiện một tín niệm nào đó của gia chủ, hay có khi là một lời khuyên răn của cha ông đối với con cháu trong gia đình. Loaij còn lại là hoành phi thờ tự lại rất phổ biến trong các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm.
Thường thì hoành phi có nội dung trang trọng, nghiêm túc. Hình thức của hoành phi cũng vô cùng phong phú: có khi chỉ là một mảnh gỗ hình chữ nhật có khung bao quanh, văn tự thể hiện chân phương, sơn son thếp vàng; có khi hoành phi được thể hiện kiểu cuốn thư, văn tự khắc nổi hay chạm sâu theo các kiểu chữ triện, chữ lệ rất cầu kỳ, được sơn thếp rực rỡ, khung ngoài có khắc chạm các đồ án trang trí rất tinh xảo. Và làng nghề cho ra đời những bức hoành phi này không đâu hết chính là làng nghề đúc đồng Đại Bái truyền thống ở huyện Gia Bình , tỉnh Bắc Ninh
Bộ hoành phi câu đối thờ cúng |
Câu đối ngày trước viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Câu đối đời nay viết bằng chữ quốc ngữ, theo kiểu “thư pháp Việt”. Câu đối được viết, khắc, chạm trổ… trên rất nhiều chất liệu khác nhau: giấy, lụa, gỗ, đá, kim loại… muôn hình vạn trạng.
Hoành phi câu đối bằng đồng |
Những năm trở lại đây do đời sống tinh thần và vật chất được nâng cao nên nhiều người tìm về nếp sống gia phong xưa nên họ tìm mua hoành phi câu đối. Để thể hiện quyền quý gia phong bậc nhất hoành phi câu đối được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng, có thể chất liệu đồng vàng hay đỏ, có khi cũng sơn son thếp vàng. Hoành phi và câu đối cũng theo đó mà trở thành những vật dụng không thể thay thế trong những ngôi nhà , nó vừa dùng để trang trí vừa thể hiện được những nét hoài cổ mà người xưa để lại . Âu đó cũng là một điều đáng mừng vậy.
Xem thêm :
Tại sao lại treo tranh tứ quý
08:05 |
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa
xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa
thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi
loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi
với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với
chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc
với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở
những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và
một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một
biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác
nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay,
tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều
trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như
Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu
tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài
lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan
trọng của văn hoá truyền thống.
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh - những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn - nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự
đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ
đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu
tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh
và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và
xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam
cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình
làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý
được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những
biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn
là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành
biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một
biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi
người dân bất kể sang hèn.
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để
trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem
“lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc
thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở
phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh
cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt
Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng
nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu
sắc, con số... Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con
nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan
trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công
việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc sử dụng tranh tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
>> Xem thêm : Cách sử dụng tranh mai hóa
Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.
Tranh tứ quý |
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh - những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn - nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Tranh tứ quý Tùng Cúc Trúc Mai |
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc sử dụng tranh tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
>> Xem thêm : Cách sử dụng tranh mai hóa