Tượng tỳ hưu mạ vàng |
Theo truyền thuyết, tỳ hưu vốn là một trong chín đứa con của loài rồng. Khi sinh ra, tỳ hưu mắc phải một dị tật bẩm sinh là không có hậu môn. Do không được chạy chữa kịp thời, ít lâu sau khi sinh ra, tỳ hưu qua đời và thăng thiên. Ngọc hoàng lúc thấy tỳ hưu thì động lòng trắc ẩn vì dù sao nó cũng mới chỉ là một đứa bé. Thế rồi ngài cho tỳ hưu trở lại trần gian, và trở thành một thần thú từ đó.
Ý nghĩa của tượng tỳ hưu trong phong thủy xuất phát từ những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tỳ hưu vốn không có hậu môn, mà thức ăn của nó lại là vàng bac, châu báu. Bởi vậy, bao nhiêu của cải được nó nuốt vào thì chỉ có vào mà không có ra. Do đó trong phong thủy, tỳ hưu được coi như là một thần giữ của, vừa có tác dụng thu hút tiền tài về cho gia chủ, vừa có tác dụng canh giữ để số của cải đó không “đội nón ra đi”.
Thứ hai, tỳ hưu còn được gọi với một cái tên khác là “tịch tà”. Sở dĩ như vậy bởi tỳ hưu là một loài hung dữ, chuyên căn hút tinh huyết của các loại yêu tinh, ma quỷ. Ngoài ra, tỳ hưu còn có thể khắc chế được “Ngũ hoàng đại sát” – một sát tinh trong phong thủy. Nhờ có những khả năng đó mà tỳ hưu có thể giúp chủ nhân mình tránh được những hung khí, giúp hóa dữ thành lành, đem lại vận may cho chính bản thân và gia đình của họ.
Mỗi loại tỳ hưu lại có thêm những khả năng khác nhau, nhất là khi kết hợp với mỗi người chủ nhân khác nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa của tỳ hưu trong phong thủy thì chỉ gói gọn trong hai nội dung chính như đã nói ở trên. Biết được ý nghĩa của tỳ hưu chính là điểm khởi đầu cho việc lựa chọn và sử dụng tượng tỳ hưu đồng mạ vàng đúng cách, giúp tỳ hưu phát huy được khả năng cao nhất của mình.
Tin tức liên quan :
>> Tượng rồng đồng vàng trong phong thủy
>> Giải mã tranh đồng anh hùng tương ngộ
0 Nhận xét