Chất liệu : đồng vàng nguyên chất
Chạm hình 4 linh vật : Long - Lân - Quy - Phụng
Chạm hoàn toán thủ công bằng tay
Liên hệ đặt mua tranh tứ linh :
Mỹ Nghệ Đông Đô 668 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại : 0433 511 175 - 0974 117 169
Email : mynghedongdo@gmail.com
Website : mynghedongdo.vn
Xem thêm : tranh bách phúc , tranh anh hùng tương ngộ , tranh đồng quê
Ý nghĩa của tứ linh Long - Lân - Quy _ Phụng :
1. Hình tượng con Rồng ( Long )
Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm
sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời,
nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: "Long
thường tại định, vô hữu bất định thì." Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền
định, không có lúc nào chẳng thiền định.
Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ
thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ
thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo
nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các
nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng
hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý
tưởng, nguyện vọng, sức mạnh... Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ,
họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu
tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu
sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc,
rồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán,
Đường, Tống... và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn
chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và
thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, dưới triều
Lý, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu được xác lập. Con rồng thật sự
của Việt Nam đã được ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong
kiến trúc tôn giáo theo một số nét: đầu rồng giống như đầu đà, mắt quỷ
(có lúc giống mắt thỏ), sừng nai, tai bò, trán lạc đà, miệng lang, cổ
rắn, bụng con giao, vảy cá chép/cá ly, chân cá sấu/cọp, móng chim ưng.
Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
2. Hình tượng con Lân ( Ly )
Lân, hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Lân
cũng tượng trưng cho những gì là lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Lân có
dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng
tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm
linh lớn lao.
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
3. Hình tượng con Rùa ( Quy )
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.
Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên , nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.
3. Hình tượng con Rùa ( Quy )
Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
4. Hình tượng chim Phượng ( Phụng )
Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có
mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen.
Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trǎng, lưng cõng bầu
trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế
phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành
hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có
khả nǎng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim:
nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
0 Nhận xét